Các bài toán hình học từ IMO Shortlist

Bài toán

Cho tam giác nhọn \(ABC\) với đường tròn ngoại tiếp \((O)\). Một đường tròn \(\omega\) tiếp xúc trong với \((O)\) tại \(A\) và tiếp xúc với \(BC\) tại \(D\). Gọi \(AB\) và \(AC\) cắt \(\omega\) tại \(P\) và \(Q\) tương ứng. Gọi \(M\) và \(N\) là các điểm trên đường thẳng \(BC\) sao cho \(B\) là trung điểm của \(DM\) và \(C\) là trung điểm của \(DN\). Hai đường thẳng \(MP\) và \(NQ\) cắt nhau tại \(K\) và cắt \(\omega\) lần thứ hai tại \(I\) và \(J\). Tia \(KA\) cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác \(IJK\) lần thứ hai tại \(X \neq K\).

a) Chứng minh rằng tứ giác \(MNIJ\) nội tiếp và \(AK\) đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(MNIJ\).

b) Chứng minh rằng \(\angle BXP = \angle CXQ\).

Bài toán

Cho tam giác nhọn, không cân \(ABC\) có trực tâm \(H\). Gọi \(\ell_a\) là đường thẳng đi qua ảnh của \(B\) qua phép đối xứng qua \(CH\) và ảnh của \(C\) qua phép đối xứng qua \(BH\). Các đường thẳng \(\ell_b\) và \(\ell_c\) được định nghĩa tương tự. Giả sử ba đường thẳng \(\ell_a\), \(\ell_b\) và \(\ell_c\) tạo thành một tam giác \(\mathcal{T}\).

a) Chứng minh rằng \(\mathcal{T}\) đồng dạng với tam giác \(ABC\)

b) Chứng minh rằng trực tâm của \(\mathcal{T}\), tâm đường tròn ngoại tiếp của \(\mathcal{T}\), và \(H\) thẳng hàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bài toán về thặng dư toàn phương

Các bài toán về dãy số nguyên

Căn nguyên thủy và ứng dụng